NỀN GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI GIÀU

"Thành công là con đường, không là mục tiêu"

by Lương Long Hiệp

Sách Nền giáo dục của người giàu

Tác giả Michael Ellsbers, Thảo Nguyên dịch, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, quý III năm 2013.

Các nội dung chính:

  1. Ai cũng cần “kinh doanh” một thứ gì đó để có kế sinh nhai, nên hãy từng giờ, từng ngày, từng năm tìm hiểu, thử nghiệm thêm về cách thức kinh doanh, dần dần sẽ yêu thích, có trách nhiệm, rồi làm chủ một sản phẩm, một dịch vụ, một kỹ năng, một doanh nghiệp… mình sẽ giàu có.
  2. Cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ… rất quan trọng nhưng cách làm để có nguồn tiền bền vững lại thiết yếu hơn.
  3. Cung cấp càng nhiều giá trị cho xã hội thì mình càng có giá trị.
  4. Tự tin thực hiện một hành trình ngắn hay một công việc nhỏ nhưng hữu ích và thực hiện nhiều lần và n lần… cả thế giới sẽ ở dưới chân bạn.
  5. Tạo ra từng công việc vững chắc, từng doanh nghiệp vững chắc thì sẽ sớm đạt được ước mơ hay thành công.
  6. Những vấn đề còn tồn tại trong mỗi chúng ta (làm việc chưa hiệu quả, thiếu sáng tạo, chưa tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, chưa nhiều tiền…) là một phần trên con đường học hỏi, thực tập… nên càng “sai” thì càng sớm thành công vào ngày mai.
  7. Cần thiết có “thất bại” trong đời, “thất bại” càng nhiều, càng sớm thì sẽ sớm có điều kiện, kỹ năng vượt qua những chông gai, sớm có được hạnh phúc, thành công trong cuộc sống (trang 52).
  8. Sau những “thất bại”, cần cân chỉnh lại để được tốt hơn, đừng gây ra thêm những “biến cố” nào, để hưởng cuộc sống viên mãn mỗi ngày (trang 58).
  9. Nếu có đam mê là có con đường.
  10. Cách làm giàu: Sản xuất đồng loạt sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao, giá phù hợp, bán sĩ và tìm cách đặt những sản phẩm/dịch vụ nêu trên vào tay của rất nhiều người.
  11. Muốn giàu hơn, nhanh hơn người khác thì cần “Làm việc chăm chỉ hơn và hiệu quả hơn, đặc biệt là bền bỉ hơn”.
  12. Một người giàu có hay thành công là do người đó đã tích lũy được những kỹ năng làm việc hiệu quả, kỹ năng làm giàu thực tế, sự yêu thương giúp đỡ của mọi người… và cần phải trải qua 5 đến 10 năm. Do đó, chúng ta cần phải luôn học hỏi, rèn luyện.
  13. Ngày nay, nếu bạn muốn biết, một tấm bằng đại học (chứng nhận trí tuệ học thuật) có giá trị tới đâu, bạn chỉ cần đăng một quảng cáo tuyển dụng việc làm trên mạng, cho dù công việc có tẻ nhạt hay được trả công thấp đến mức nào đi chăng nữa, bạn vẫn nhận được hàng loạt đơn xin.
  14. “Thành công là con đường, không là mục tiêu”.
  15. Chúng ta có nên dành phần lớn tuổi trẻ của mình (1 đến 22 tuổi), những năm tháng vui vẻ nhất, tràn đầy nhiệt huyết nhất và sáng tạo nhất, để theo đuổi những con số và những con chữ bé nhỏ nhằm chứng tỏ trí tuệ học thuật?
  16. Nếu bạn muốn giàu có hoặc nổi tiếng, thì sau khi đọc cuốn sách này, bạn biết rằng cần phải tạo nên sự khác biệt làm biến đổi cuộc sống của nhiều người (càng nhiều người càng tốt).
  17. “Nghệ thuật kiếm sống” là nghệ thuật tạo ra sự nghiệp vững chắc với mức tài chính cao và cho phép bạn theo đuổi ước mơ và tạo dựng sự khác biệt. Là nghệ thuật tìm kiếm những cách thức sáng tạo để mang lại sự dung hòa cả về tiền bạc và ý nghĩa cuộc sống.
  18. Cuộc sống là một cuộc trải nghiệm về thời gian, về tiền bạc, sức lực… nên càng có nhiều trải nghiệm, nhiều kinh nghiệm và càng sớm càng tốt. Các trải nghiệm, các kinh nghiệm… như là hàng trăm “cột chống” xung quanh bạn thì khả năng thất bại, té ngã của bạn càng thấp hơn.
  19. Kiên trì có giá trị hơn may mắn.
  20. Một cá nhân, một doanh nghiệp thất bại không có nghĩa là sụp đổ hoàn toàn, đó chỉ là chút chao đảo (cần thiết), một vài bài học được rút ra và một lần nữa có thể bắt đầu lại. Không có gì nghiêm trọng cả. Họ bình bĩnh, thoải mái với thất bại, không bồn chồn hay tỏ ra nghiêm trọng vì với họ, thất bại là một phần của quá trình học hỏi.
  21. Với doanh nhân, thành công trong kinh doanh mới chỉ là bắt đầu, phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với thất bại và đứng lên, tự động viên chính mình. Họ quan tâm học hỏi được gì từ những thất bại nhỏ, không quan tâm đến thành công hay thất bại trước mắt… chúng đều là những bài học để giúp cho hành trình sắp tới đỡ chông gai hơn, hiệu quả hơn. Đó là tư duy đường phố.
  22. Trang 56… “Những điều tốt nhất mà bạn có thể làm khi thành lập một doanh nghiệp”, John nói với tôi, “thứ nhất, là giữ tổng chi phí đầu tư thấp nhất có thể và thứ hai là chắc chắn rằng bạn có thể thu về lợi nhuận nhanh nhất có thể”.
  23. Vận tốc nhịp”, Eric Schimidt, CEO của Google: “Mục tiêu của chúng tôi là tận dụng lợi nhuận trên mỗi đơn vị thời gian và tiền bạc”. John viết “Khi đưa ra một đề nghị mới, mục tiêu tiên quyết của bạn là nên tác động thông qua mỗi chu kỳ lặp đi lặp lại nhanh nhất có thể. Sự lặp đi lặp lại là một dạng cấu trúc giúp bạn đưa ra lời đề nghị tốt hơn, càng học hỏi nhanh hơn, bạn càng tiến bộ nhiều hơn.
    Điều đó có nghĩa là, …

  24. Vận tốc nhịp”, 
  25. Hội hoa xuân tại Phú Mỹ Hưng

You may also like